CHÁNH NIỆM
Nguồn: Osho
Nếu bạn có một phần trăm nhận biết, thì chỉ có chín mươi chín phần trăm suy nghĩ – theo tỷ lệ chính xác. Khi bạn có chín mươi chín phần trăm nhận biết thì chỉ có một phần trăm suy nghĩ, bởi vì nó là cùng chung một năng lượng.
Khi bạn trở nên nhận biết hơn, không có năng lượng nào sẵn có cho những suy nghĩ; chúng chết đi. Khi bạn nhận biết một trăm phần trăm, tâm trí trở nên tuyệt đối im lặng. Đó là thời điểm để di chuyển sâu hơn.
Đầu tiên, hãy nhận biết cơ thể bạn – đi bộ, gắp đồ ăn hoặc xách nước hay gõ bàn phím. Hãy cẩn thận; tỉnh táo, nhận biết, có ý thức. Đừng tiếp tục làm việc như một xác chết, như một trạng thái mộng du, một kẻ mộng du.
Khi bạn đã nhận biết được cơ thể và các hành động của nó, thì hãy tiến sâu hơn – tới tâm trí và hoạt động, suy nghĩ, trí tưởng tượng, dự đoán của nó. Khi bạn đã nhận biết sâu sắc về tâm trí, bạn sẽ ngạc nhiên.
Khi bạn nhận biết được các quá trình cơ thể của mình, bạn cũng sẽ ngạc nhiên. Tôi có thể di chuyển bàn tay của mình một cách máy móc, tôi có thể di chuyển nó với nhận biết đầy đủ. Khi tôi di chuyển nó với nhận biết đầy đủ, thì có duyên dáng, có vẻ đẹp, có sự uyển chuyển linh hoạt và có nghệ thuật.
Khi bạn trở nên nhận biết về tâm trí, bạn đang ở trong một sự ngạc nhiên lớn hơn. Bạn càng trở nên nhận biết, suy nghĩ càng ít dao động. Nếu bạn suy nghĩ một trăm phần trăm, sẽ không có sự nhận biết.
Bước thứ ba: nhận biết về cảm giác, tâm trạng, cảm xúc, trực giác. Nói cách khác, đầu tiên là cơ thể – hành động của nó.
Thứ hai là tâm trí – hoạt động của nó;
Thứ ba – trái tim và các chức năng của nó.
Khi bạn di chuyển đến trái tim và đưa nhận biết của bạn đến đó, lại một điều ngạc nhiên mới. Tất cả những gì tuyệt vời sẽ phát triển, và tất cả những gì khó chịu bắt đầu biến mất. Tình yêu phát triển, sự ghét bỏ, sợ hãi biến mất. Từ bi phát triển, sân hận biến mất. Sự chia sẻ phát triển, lòng tham biến mất.
Khi nhận biết về trái tim của bạn đã hoàn thiện, điều ngạc nhiên cuối cùng và là ngạc nhiên lớn nhất: bạn không phải thực hiện bất kỳ bước nào. Một cú nhảy lượng tử xảy ra theo cách riêng của nó. Từ trái tim, bạn đột nhiên tìm thấy chính mình trong con người bạn, ở chính trung tâm.
Ở đó bạn chỉ nhận biết về sự nhận biết, chỉ có ý thức về tâm thức. Không có gì khác để nhận biết, hoặc ý thức về. Và đây là sự thuần khiết tối thượng. Đây là điều mà tôi gọi là chứng ngộ.
Và đây là khả năng có sẵn của bạn! Nếu bạn bỏ lỡ, chỉ có bạn là người chịu trách nhiệm. Bạn không thể đổ trách nhiệm cho bất kỳ ai khác.
Và nó rất đơn giản và tự nhiên, bạn chỉ cần bắt đầu.
Chỉ có bước đầu tiên là khó. Toàn bộ cuộc hành trình là đơn giản. Có một câu nói rằng bước đầu tiên gần như là cả cuộc hành trình.
MINDFULLNESS
The first step is learning how to relax the body, which means learning how to let go of control so that your body does not fight relaxation.
Once you have learned to relax your body, then you can learn to relax your mind. This means learning how to allow thoughts and emotions to flow through you without reacting.
Instead of fighting against the thoughts that come into your mind and cause you discomfort, try letting them pass by like clouds in the sky that do not affect you at all!
With mindfulness, you don’t have to decide on your own if you’re happy or not. You just are, and you can be your most authentic self at that moment.
Mindfulness is the ability to be aware of what’s going on in your mind and body at any given moment. Mindfulness is a way of living that is based on paying attention to what is happening in the present moment with an open, non-judging mind.
Mindfulness is a state of focus in which you are fully aware of what you are doing, thinking, and feeling at the present moment. You can use this awareness to calm your mind and body, help you make better decisions, and live a more fulfilling life.
It’s about paying attention, being present, and not allowing thoughts to distract you from what’s happening right now.
When mindfulness is practiced regularly, it can help you:
• Focus on the present moment.
• Breathe more deeply.
• Relax your body and mind.
• Feel neither anxious nor stressed.
Mindfulness is a practice. It’s not something you do once and then forget about once and then forget about. The more you practice mindfulness, the easier it becomes to be mindful every day.
The next time you’re sitting quietly, try to focus on your breath rather than thinking about anything else. Try to remember what it feels like to simply sit still and let your body move naturally.
Your breathing will slow down and deepen as a result of this mindful relaxation exercise, but don’t worry if it doesn’t happen right away. Just keep doing whatever feels natural for you until you get used to the idea of being mindful without having any particular goal or intention in mind (like achieving a certain level of concentration).
You have to move slowly; go step by step. When you are not in a hurry, when you have plenty of time, when there is no pressure on you, suddenly you become aware of who you are—and it is mind-blowing!
Life is really like this. We are born into this world, and we die here. So it is a kind of journey to be aware of your steps. You have to deliberately make an effort in order to be more mindful because we know that the mind is constantly drifting off.
But if you are already at that point where you are ready to take your first step on the path, then it means there is some interest in it. There is some openness towards it; something inside is already longing for silence, for awareness.
Mindfulness is one of the most effective ways to relax, reduce stress, and mitigate anxiety and depression. If you haven’t tried meditation yet, then you should start today seriously. It really isn’t that difficult to pick up, and it can make a big difference in your mental health.
It simply does not make sense to ignore the most important part of your mind (and body). So, find a comfortable position and dedicate at least 20 minutes of your day to this practice. You will notice a marked improvement in all areas of your life.
It’s all about the present moment. Grab some time to be still and quiet with yourself. Focus on where you are and what you are doing. Stop comparing yourself to others and just be!
When your mind is silent, something else takes over. Let us explore the inner world of silence, a place we have all visited at one time or another.
The mind is a garden, a house, and an enclosure. The mind is like a cage that has to be cleaned every day. Mindfulness is that perfect state of being where the mind is at peace, calm, and alert. You can get lost in the moment, or you can be present.
CÁCH CHĂM SÓC SỨC KHỎE TINH THẦN, VẬT LÝ VÀ CẢM XÚC
Thầy Pradeep Vijay chia sẻ trong chuyến retreat Ấn Độ | 10 ngày (5 – 15/11/2022)
SỨC KHỎE TINH THẦN
– Thực hành chánh niệm
– Nhận biết những suy nghĩ vô thức của mình thông qua những suy nghĩ tự nhiên diễn ra trong đầu.
– Đọc sách tâm linh mỗi ngày.
Đây là quá trình của suy nghĩ vận hành trong cơ thể: trong hơi thở có tư tưởng, tư tưởng đi theo máu đến các cơ quan, từ đó ý định của tư tưởng sẽ tạo thành các mầm bệnh trong cơ thể nếu đó là suy nghĩ tiêu cực.
Trong vô thức, chúng ta có rất nhiều suy nghĩ, nó sẽ dẫn dắt chúng ta đến những suy nghĩ tiêu cực. Nếu bạn không nhận biết, nó sẽ theo máu đến các cơ quan tạo ra bệnh tật.
Nếu bạn không giữ chánh niệm, bạn sẽ không ngăn được các suy nghĩ tiêu cực
Khi chúng ta chánh niệm, chúng ta sẽ nhận biết được các suy nghĩ tiêu cực này đang chạy 1 cách tự động. Lập tức bạn hủy nó đi, nó sẽ không tạo ra bệnh tật.
Bạn muốn có 1 cơ thể khỏe mạnh, bạn phải giữ chánh niệm.
Bạn có thể thực hành chánh niệm từ những việc nhỏ nhất, từ từ sự nhận biết sẽ tăng dần lên.
Tâm trí của chúng ta lúc nào cũng lên xuống như một cơn sóng
Do đó, bạn ít nhất phải đọc 2 trang sách mỗi ngày. Tâm trí sẽ được rèn luyện.
Nếu bạn không thể đọc sách giấy thì bạn có thể nghe sách nói audio.
SỨC KHỎE TÂM LINH
– Thực hành thiền định mỗi ngày, để cho tâm trí trống rỗng, với trạng thái không suy nghĩ
– Tham gia nhóm thiền online với mọi người
– Chia sẻ các trải nghiệm trong thiền định
Trong quá trình thực hành tâm linh, bạn cần phải mở rộng tâm trí của mình, trở nên khai tâm.
Khi bạn đọc sách tâm linh, bạn sẽ thấy sách này nói thế này, sách kia thì nói thế khác.
Ví dụ: linh hồn thai nhi đi vào trong bụng người mẹ vào tháng thứ 3 của thai kỳ, có sách thì nói tháng thứ 6, có sách thì nói đứa bé đẻ ra, linh hồn mới đi vào.
Bạn cứ để lại dấu chấm hỏi ở đó và đi tiếp. Bạn không đánh giá phán xét.
Trong quá trình thực hành tâm linh, có một số người họ nhận được món quà tâm linh, họ có khả năng chữa lành, khả năng dẫn kênh nhận thông điệp từ các vị thầy ở cõi Astral
Nếu họ cứ dấn thân vào con đường chữa lành, dẫn kênh nhận thông điệp, họ đã bị mắc kẹt lại trong hành trình khai sáng. Họ phải lấy thêm 1 lần sống nữa để học được bài học này
Nhưng mỗi người đang trên hành trình khai sáng của chính họ, có thể bạn không thực hành theo những kỹ thuật của những vị thầy dẫn kênh này, nhưng bạn cũng không nên đánh giá phán xét: tôi đúng còn anh sai.
Bạn chỉ tập trung vào hành trình khai sáng của chính mình mà thôi.
SỨC KHỎE VẬT LÝ
– Nhịn ăn 1 ngày / tuần, để hệ tiêu hóa được nghỉ ngơi
– Bạn nên nấu ăn cho chính mình, không nên ăn thức ăn ở ngoài, thức ăn ở ngoài chỉ mang tính thương mại, sẽ có năng lượng không tốt. Nếu bạn đang khó chịu trong người thì bạn không nên nấu ăn, mà bạn nhờ một người thiền nhân nấu cho bạn ăn.
– Tạo một không gian thiền ở trong nhà của bạn.
– Đồ nào không dùng đến thì bạn đem cho, để tạo không gian trống, càng gọn gàng sạch sẽ thì nhà bạn sẽ càng có nhiều năng lượng tích cực.
– Kết nối với thiên nhiên, đi chân trần trên bãi cỏ để kết nối đất.
SỨC KHỎE CẢM XÚC.
– Tử tế với chính mình
– Quan tâm đến cảm xúc của mình bất cứ khi nào có nhu cầu.
– Bạn hãy chọn những công ty để làm việc một cách khôn ngoan. Điều đó có nghĩa là bạn nên dành thời gian ở với những người có năng lượng tích cực.
Hãy lựa chọn những người bạn đồng hành 1 cách thông thái.
Hãy cho biết bạn của bạn là ai, tôi sẽ cho bạn biết, bạn là ai.
Nếu bạn không thích người nào đó, hãy cứ để đó, không ngồi lê đôi mách, không tham gia vào bất kỳ cuộc hội thoại, đàm tiếu, tin đồn thị phi nào cả.
– Nên đi theo chỉ dẫn từ bên trong, chứ không phải là dẫn dắt của đám đông ở bên ngoài.
– Thực hành lòng biết ơn.
Tất cả mọi thứ đều là ân sủng của thượng đế.
Bữa ăn mà bạn ăn, hãy ăn với lòng biết ơn người nông dân đã trồng ra nó, người nấu bữa ăn đó cho bạn ăn.
Lòng biết ơn phải là cảm xúc xuất phát từ trái tim bạn chứ không phải là thốt ra ở đầu môi chót lưỡi.
Cách nhận ra chánh niệm, tánh biết
CÁI BIẾT – TÁNH BIẾT – CHÁNH NIỆM
Tác giả: CucoHong
Có một định luật về tánh Biết rỗng lặng này đó là chỉ cần bạn quay về với thực tại hiện tiền, ngay phút giây này thì đó là bạn đang ở vị trí tâm Giác, đơn thuần cái Biết ở sát na hiện tiền đó, vì vậy nếu bạn chánh niệm miên mật ở phút giây hiện tại thì bạn cũng chính là đang luyện ở với tánh Biết rồi đó. Nhưng bằng cách nào chứng minh? Đó là khi bạn đang suy nghĩ miên man, bạn hãy lấy một đối thượng ở thực tại như cái bàn, cái chén, cái cây, âm thanh….ngay lúc đó bạn chú tâm quay về lắng nghe, nhìn chăm chú rõ nét vào đó thì sẽ hết miên man ngay. Vì những thứ đó chính xác thuộc về thực tại hiện tiền, cho nên bạn kết nối với chúng là bạn ở hiện tại ngay lập tức, trong cái sát na chuyển tiếp từ miên man về hiện tại đó bạn hoàn toàn rỗng lặng, không phán xét gì được cả, bạn thử đi, sẽ ngộ ra thôi. Và dùng nguyên lý trở về phút giây hiện tại này trong mọi nơi mọi lúc chính là Thiền đó! Dù là đứng, đi, nằm, ngồi thì cách này sẽ làm bạn nhận được cái Biết rỗng lặng, bởi vậy khi ngồi Thiền không được rơi vào hôn trầm mà luôn giữ mình ở hiện tại tỉnh biết thông qua: hơi thở, nhìn vào khoảng tối trước trán, hay nghe âm thanh xung quanh, ngay lập tức sẽ hết miên man và trở lại thực tại.
– Một trong những kỹ thuật mà tôi phát hiện ra trong quá trình theo dõi hơi thở để tắt đi tâm trí lải nhải, từ đây nhận được cái rỗng lặng thanh tịnh, đó là bạn hãy ngồi thiền hoặc ngồi chơi với hơi thở bình thường, rồi từ từ làm cho nó chậm dần. Bạn theo dõi hơi thở 1 lúc và để ý rằng ở cuối mỗi hơi thở ra, ban đầu dùng chủ ý ngưng lại 1 chút cuối hơi thở ra, lúc này toàn thân vắng bặt không nhúc nhích, bạn tiếp tục chú tâm vào khoảng ngưng này rồi bạn thấy rằng, không chỉ thân vắng bặt, mà tâm cũng vắng bặt, rồi tất cả xung quanh cũng vắng bặt, cả vũ trụ này dường như cũng vắt bặt. Bạn đang trong sát na định, hãy lắng nghe cái rỗng lặng đó, nó là tiếng vỗ của 1 bàn tay đó, lúc đó trọn vẹn cái Biết đang hiển lộ đó bạn! Tiếp tục ngưng thở 1 chút cuối kỳ thở ra vài lần rồi để thở tự nhiên trở lại, bạn đã tắt mọi ý nghĩ rồi, hãy tự nhiên hưởng thụ cái rỗng lặng đó.
– Ban đầu mới nhận ra cái Biết, bạn còn thiếu năng lượng chánh niệm, chánh định cho nên cái Biết lúc được lúc mất, bạn đừng lo, cứ thận trọng nhớ ra và tập quay trở lại. Và để cho bạn định tốt hơn, hãy thực hành bài tập sau: Đổ 1 tô nước gần như đầy ắp rồi cầm nó bước thận trọng chú tâm từng bước không cho đổ, tăng dần thời gian tập luyện bạn sẽ thấy bất ngờ. Hoặc mở mắt nhìn bất động vào 1 điểm trước mắt quan sát thân- tâm- vật đồng thời, lúc đi bộ cũng làm vậy.
Và hãy luôn thực hành với cái Biết trong mọi sinh hoạt như nấu ăn, rửa bát, xem tivi, thậm chí thực hành ngay trong cơn sân…bạn luôn tách ra ngoài rồi cùng lúc quan sát Thân- Tâm- Cảnh ngay ở phút giây hiện tại, không lan man chìm đắm vào cái bị quan sát kia, đừng đặt tên đó là hành động gì nhé.
– Hãy khoan đã, đừng vội phán xét! đến đây bạn mới chỉ là bắt đầu làm quen để nhận ra cái Biết thô thiển ban đầu của não Phải với mức năng lượng thấp thôi, bạn chưa thành Phật đâu, nhưng nó là cửa ngõ để bạn đi tiếp, dần dần bạn sẽ sống quen với cái Biết đến mức thiện xảo, năng lượng của tánh Biết dần tăng dần sáng lên, đó là hào quang của bạn, nó lớn rộng dần cho đến một ngày òa vỡ vào cái Biết vô hạn của đại vũ trụ, nó là cái Biết bao la không ngằn mé, đó là lúc bạn đã VỀ NHÀ rồi đó, và càng tăng năng lượng Biết này bạn càng có thần thông thôi, khỏi cần luyện thần thông nhé, nó đến tự nhiên. Thanh Tịnh đi- bạn sẽ có thần thông!
Dù khó diễn tả nhưng có thể tạm phân CÁI BIẾT GỒM 3 LOẠI:
– Cái biết của não Trái (tâm trí): là cái biết do học hỏi và phân tích đánh giá, tức cái Biết có đối tượng đề mục để nó biết (tầm tứ)
– Cái biết của não Phải : Là cái biết chủ nhân ông của bản thể, nó rỗng không vắng lặng không phán xét, nhưng nếu nó chưa kết nối với đại vũ trụ nó còn giới hạn lúc có lúc mất, có thể nói nó là ông Thượng Đế con cũng được vậy. Cái biết này không cần tác ý vẫn cứ biết.
– Cái biết vô tận: Biết mọi thứ quá khứ vị lai sinh diệt mà không cần tác ý để biết gọi là Huệ. Là cái rỗng lặng thanh tịnh không sanh diệt của khắp hư không. Thôi thì bạn tạm hình dung nó là ông Thượng Đế, Đấng Tối Cao, Phật Tổ gì đó đi vậy.
Trong 3 cái biết kia thì cái thứ 3 có bao phủ trong cái 1 và 2, và cái 2 lại bao phủ cái 1, nghĩa là trong tâm trí cũng luôn được giám sát bởi cái Biết rỗng lặng nhưng bị che mờ. Vậy ta phải xua tan áng mây mờ này dần để lộ ra ánh trăng. Người nhận được cái biết thứ 3 tạm gọi là đắc đạo vậy, và số này rất ít, kể cả các vị chuyên tu lâu năm, họ vẫn đang ở cái thứ 2 và đôi khi nghĩ mình xong việc rồi.
Sẽ có những thắc mắc rằng, như vậy làm sao mà nhận ra được 4 sự thật Khổ- Tập- Diệt- Đạo như Phật nói mà đòi thoát khổ đau luân hồi? Rồi sự thật về Vô Thường- Khổ- Vô Ngã, sự thật về tứ đại, ngũ uẩn giai không v.v……bạn hỏi vậy là bạn đang đứng ở nhị nguyên và giải quyết nhị nguyên theo lối tiệm tu, rồi bạn phải đi lòng vòng tìm nguyên nhân rồi phân loại thành 12 Nhân Duyên rồi tìm cách phá vòng lặp này….đó là con đường tiệm tu. Còn nếu bạn tu và trực nhận tánh Biết, tức là Kiến Tánh thì gọi là tu trực tiếp, và tất cả mọi pháp tu đều để đi tìm cái Biết này, mà bạn đang ở đó luôn thì đâu còn pháp tu gì nữa, lúc này chỉ có 2 sự thật và bạn chọn cái nào:
HAI SỰ THẬT:
– Nhị nguyên: Là Buồn- Vui, sáng- tối, có- không, phải- trái, sinh- diệt….đây là những mô tả của thế giới luân hồi Ta Bà, nếu ta đi tìm từng cặp đối đãi đó để giải quyết thì có muôn vàn nguyên nhân và cách giải quyết, cho nên Phật nói về 4 sự thật và 12 nhân duyên là giải quyết nhị nguyên mà thôi, đi theo con đường tiệm tu, tức là tu dần dần gỡ dần dần.
– Nhất nguyên: Là cái Biết bất sinh bất diệt, chẳng đến chẳng đi, chẳng buồn chẳng khổ, chẳng vui chẳng sướng, chẳng có chẳng không. Vậy khi ta tu trực tiếp nhận thẳng cái Biết này thì đâu có Buồn- Vui, nguyên nhân của Khổ là gì kệ nó, nó sinh rồi diệt kệ nó, nó có ngã hay vô ngã kệ nó luôn! Ở nhất nguyên này trống rỗng, ta nhận cái Biết như như bất động là ta thì cái Nhị nguyên kia có ra sao là chuyện của nó, nó tự sinh tự diệt, ta chỉ đứng ngoài quan sát Nhị Nguyên như nó đang là, ta đã chọn về cái gốc rồi thì phần cành lá kia ra sao đâu quan trọng gì nữa. Đây gọi là cách tu trực tiếp, gọi là Trực Chỉ Chân Tâm- Kiến Tánh Thành Phật.
Nhất Nguyên (tánh Biết) tuy rỗng không nhưng cũng bao gồm nhị nguyên trong nó. Nó ôm toàn thể, nó là toàn thể mọi sự mọi vật, và cũng chẳng gồm gì cả. Chính là cái mà bạn hay gọi là Thượng Đế, là Chân Tâm, là Phật Tánh, có bạn gọi là Linh Hồn.
Cái linh hồn này nó là rỗng không cho nên dù bạn có lấy mực đổ lên nó cũng không bẩn, lấy lửa đốt nó cũng không cháy, nó cũng không già, không bệnh, không chết, không giàu nghèo gì cả, nó đâu có sợ hãi vì thiếu nợ, vì phá sản, vì chưa lập gia thất, nó cũng không đi làm phước để được hưởng phước, nó càng không sợ mất mặt, mất sỹ diện với ai, cho dù bạn chửi mắng bạn, chửi mắng cha mẹ bạn nó cũng không phản ứng sân hận gì, nó đơn giản chỉ biết vậy, rỗng không vắng lặng không dính mắc nên nó không luân hồi sinh tử sang hèn giàu nghèo chi cả. Ngay cả khi chết rồi, nếu bạn nhận mình là cái Biết này thì cho dù xuống địa phủ gặp Diêm Vương thì bạn cũng phải lật mặt ông ta và nói rằng, tôi là cái Biết có chết đâu mà đòi đun tôi trên vạc dầu, xẻ xương xẻ thịt tôi? Rồi Diêm Vương biết bạn đã ngộ đạo mà trả bạn về. Hoặc giả bạn đến cõi thiên đàng vui hưởng lạc thú thần tiên thì bạn cũng không chấp nhận, vì cái Biết nó rỗng không vô hình vô tướng thì cõi Trời vẫn là có hình tướng sẽ phải luân hồi, bạn từ chối Thiên Đường, từ chối địa ngục, từ chối thấy Phật đến nhận đệ tử, vì bạn là Phật rồi tìm Phật ở đâu nữa?
Người đã nhận được tánh Biết là người sống trong trung đạo, nghĩa sống tùy duyên trong nhị nguyên nhưng không dính mắc, chứ không có nghĩa họ vô cảm phủ nhận nhị nguyên, trơ trơ như gỗ đá ! Tuy không quan trọng 4 sự thật của Tứ Diệu Đế là gì nhưng rồi nó cũng nhận ra một cách tự nhiên mà không cần phải cố gắng hay dùng phương pháp gì để biết, nó kinh nghiệm được 4 sự thật một lúc nào đó mà nó còn không để ý đặt tên là gì, nó chỉ biết rằng: À, thì ra là vậy! Lúc nó nhập vào tánh Biết, khi cần thì nó tham gia Nhị nguyên và lựa chọn các mặt đối đãi một cách thiện xảo, thuần dương, thuần thiện. Ra vào tam giới như thõng tay vào chợ là chỗ này.
Người trực nhận được tánh Biết không cần học bất kỳ kinh sách nào, không cần theo đạo Phật hay bất cứ đạo nào, vì cái Biết này nó là cái tự nhiên hồn nhiên, đâu có tôn giáo nào định nghĩa được nó. Bởi vậy người kiến tánh không cần phải là phật tử, chỉ là một người bình thường, chỉ cần có thiện tri thức khai ngộ và thực hành sẽ dần nhận được. Còn đôi khi, những người đã học kinh sách, lý pháp quá nhiều lại sẽ khó nhận được cái Biết này hơn, họ có thể lý luận rất hay, rất chuẩn nhưng lại không thực chất, và họ bị chấp vào lý pháp. Một người đã ăn trái chanh, họ nhăn mặt, nước miếng túa ra, nhưng họ không biết trái kia gọi là trái chanh, và một người mô tả cũng tương tự và gọi đó là trái chanh, nhưng thông qua học hành lý luận để nói chứ không phải bằng kinh nghiệm của mình, nó hoàn toàn khách nhau. Vậy người kiến tánh đôi khi họ còn không biết mình kiến tánh, cho đến khi vô tình nghe được kinh điển, họ chỉ thầm nghĩ: Ồ, hóa ra là vậy, nó là như thế!
Tác giả: CucoHong