Giới Thiệu về 5D

Chữa lành đứa trẻ bên trong chúng ta

Đứa Trẻ trong tôi

Xin đừng trốn mãi

Vào trong bóng tối

Khóc lóc chi hoài

Về điều lầm lỗi

Đứa Trẻ trong tôi

Mọi chuyện ổn rồi!

Thiên Thần luôn tới

Dỗ dành bên nôi!

My Inner Child

Please don’t you hide

Into the dark

Please don’t you cry

About the past!

My Inner Child

You’ll be alright

As Angels fly

Beside your bed

CHỮA LÀNH ĐỨA TRẺ BÊN TRONG♥️

Nguồn:

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid0wDKGJqK1D94YXT5UbbXqk7tmYGmyPsZzDouaAutyHHgcMRL2VDmhvdYmbGMq1LcLl&id=100064027519584
  1. Đứa trẻ bên trong là gì

“Đứa trẻ bên trong”, “Inner Child” là cách gọi một cách hình tượng hóa của “Ý thức trẻ thơ chưa phát triển, ý thức chưa kịp tiến hóa”.

Ý thức chưa tiến hóa bị mắc kẹt tạo thành các khối tắc nghẽn – những tổn thương, tiêu cực, bóng tối bên trong.

Nói cách khác, không có một đứa trẻ nào ở bên trong bạn. Chúng là những khối tắc nghẽn ở trong trường năng lượng của con người.

2. Quá trình tạo ra các khối tắc nghẽn trong Trường năng lượng của con người

Chúng ta tạo ra một khối tắc nghẽn khi trải nghiệm điều gì đó làm chúng ta sợ hãi. Đó có thể là một tai nạn hoặc cách xử sự tiêu cực của một người khác đối với chúng ta.

Để hiểu rõ hơn điều này, chúng ta hãy cùng xem xét tình huống giả định sau :

Khi bạn còn là một đứa trẻ 7 tuổi, bạn đang muốn giúp mẹ bê mâm cơm ra bàn ăn, không may bạn làm rớt mâm cơm. Bạn vô cùng hoảng hốt, sợ hãi và chết lặng; mẹ bạn thì cuống cuồng, tức tối và ức chế. Mẹ bạn vô cùng bực bội vì sau một ngày làm việc mệt mỏi, bà phải mất bao nhiêu thời gian, công sức để chuẩn bị bữa ăn tối, bà không thể kìm chế cơn giận và quát tháo, mắng nhiếc bạn “ Sao con hậu đậu thế, đụng đâu là đổ vỡ đó…”, bạn sợ hãi và bắt đầu khóc, mẹ bạn nhìn thấy cảnh đó lại càng ức chế quát tháo “ có cái gì mà khóc, mẹ mắng sai à, hậu đậu như vậy thì bị mắng có oan ức gì không? Có nín đi ngay không thì bảo”.

Kể từ khoảnh khắc đó, bạn sợ sệt và cẩn trọng hơn mỗi khi muốn khóc và biểu lộ cảm xúc của mình trong lúc sợ hãi. Các cảm xúc của bạn liên quan đến việc giúp đỡ người khác cũng thoáng bị nỗi dè dặt làm cho lu mờ.

Xuyên suốt thời thơ ấu, cuộc đời mỗi con người đầy ắp những trải nghiệm lặp đi lặp lại tiêu cực và phức tạp hơn vậy rất nhiều. Trải nghiệm càng lặp lại nhiều và đau đớn bao nhiêu, tắc nghẽn được tạo ra càng mạnh bấy nhiêu.

Ở những tình huống như trên, một khối tắc nghẽn về mặt năng lượng cảm xúc đã được hình thành nên ở trong trường năng lượng của bạn. Các khối tắc nghẽn này đều mang tính phân cực, chúng ban đầu được tạo ra bởi việc phân tách kí ức tâm trí khỏi trải nghiệm cảm giác về một tình huống đau đớn trong cuộc sống.

Năng lượng tâm trí của bạn vẫn tuôn chẩy trong khi đó năng lượng cảm xúc của bạn bị tắc nghẽn.

Chúng ta – ở thời điểm hiện tại, hãy cùng nhớ lại thời điểm khi việc bạn – một em bé 7 tuổi, đang muốn giúp mẹ và đã vô tình làm rớt mâm cơm, bạn hoàn toàn bất lực trong tình huống đó, bạn đã đau đớn, bạn đã khóc nức nở…

Chắc hẳn bạn có thể thấy rằng mình dễ dàng nhớ như in tình huống đó (năng lượng tâm trí vẫn tuôn chẩy), nhưng bạn không hề khóc đúng không nào ?- năng lượng cảm xúc đang bị tắc nghẽn.

Vì bạn có thể nhớ về nó mà không thể có lại thứ cảm xúc mà bạn từng có vào thời điểm đó, tức là cảm xúc của bạn không được tuôn chẩy. Các cảm xúc từ kí ức của bạn vẫn đang bị tắc nghẽn.

Từ những trải nghiệm tổn thương đó, bạn đã học được khuôn mẫu phòng vệ để ngăn chặn những đau đớn tác động lên bạn. Bạn sẽ có xu hướng phát triển hành vi dựa trên kết luận này.

Bạn có xu hướng mang trong mình tâm lý lo sợ về việc giúp đỡ người khác, bạn sẽ cẩn trọng và dè dặt hơn trong việc giúp đỡ ai đó.

3. Tại sao các khối tắc nghẽn không biến mất mà lại liên tục trở lên mạnh mẽ hơn?

Những tổn thương của chúng ta được cấu thành ý thức năng lượng chưa tiến hóa bị tắc nghẽn, bị tách ra khỏi hiện tại và ngắt khỏi xung lực sáng tạo của cuộc sống, sau đó bị giữ lại trong tình trạng ứ trệ trong khung thời gian quá khứ, tại thời điểm nó xẩy ra.

Các khối tắc nghẽn sẽ không bị mất đi, ý thức năng lượng trong khối tắc nghẽn sẽ ở trạng thái phân cực cho tới khi có đủ ý thức năng lượng bổ sung vào hệ thống để kết nối cảm xúc tâm trí.

4. Cách giải phóng các khối tắc nghẽn

Tắc nghẽn sẽ khu trú tại đó cho đến khi có đủ ý thức năng lượng thâm nhập trở lại đó nhằm giải phóng cảm xúc để khiến chúng có thể tuôn chẩy trở lại, từ đó mà năng lượng tâm trí và năng lượng cảm xúc có thể tái hợp với nhau.

Vì những năng lượng này bị phân tách, chúng không có đủ năng lượng để tự giải phóng mình. Cách duy nhất để hàn gắn chúng là hợp nhất chúng lại. Để làm được điều nhà nhà chữa trị đưa thêm nhiều ý thức năng lượng vào chấn thương

Năng lượng của Tình Yêu thương vô điều kiện sẽ vô cùng có tác dụng, nó sẽ kích hoạt ý thức năng lượng của một người, đem tới nhận biết có ý thức cho người đó, từ đó trải nghiệm thời thơ ấu của họ sẽ tự hoàn thiện khi nó thoát ra khỏi tình trạng bị đông cứng, tắc nghẽn và quay trở về hội nhập với cuộc sống.

Vì vậy, một trong những cách để đi qua một trải nghiệm tổn thương, bạn hãy học cách chấp nhận quá khứ, học cách yêu thương bản thân mình vô điều kiện.

Bạn hãy ghi nhận mà không chối bỏ, phán xét bất kì cảm xúc nào mình có.

Love yourself as you are.

(Bài viết được mình tổng hợp lại từ thông tin trong cuốn sách Chữa lành ánh sáng bản thể, các bạn có thể tìm đọc nhé)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *